Mode:         
Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử UBND Xã Trà Cang

liên hệ

THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQVN XÃ TRÀ CANG

Họ tên

Ngày sinh

Chức vụ

SĐT/Email

HUỲNH HỒ TANH

7/7/1977

Bí thư Đảng ủy

01648722652

HỒ VĂN XIÊM

07/9/1984

Phó Bí thư Đảng ủy

01627883725

HỒ VĂN BÔN

06/12/1989

Phó CT HĐND

01652961959

TRẦN XUÂN MỐ

28/3/1983

Chủ tịch UBND

01667870745

NGUYỄN VĂN BẰNG

15/7/1981

Phó CT UBND

0964582352

NGUYỄN ĐỖ TRÍ

21/6/1989

Phó CT UBND

01666228922
dotri.125.qn@gmail.com

ĐINH BÁ PHÚ

25/8/1973

Chủ tịch MTTQVN

01688818317

NGUYỄN VĂN DANH

14/9/1987

Phó Chủ tịch MTTQVN

 

 

GIỚI THIỆU XÃ TRÀ CANG, HUYỆN NAM TRÀ MY

1. Đặc điểm tự nhiên:

a. Vị trí địa lý: Trà Cang là xã vùng cao của huyện Nam Trà My cách trung tâm Takpo 16km về hướng Tây Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 11.562,54 ha.

          - Đông giáp xã Trà Don.

          -Tây giáp tỉnh Kon Tum.

          - Nam giáp xã Trà Linh, Trà Nam

          - Bắc giáp xã Trà Tập, Trà Dơn.

b. Đặc điểm địa hình, khí hậu:

- Địa hình: có địa hình đồi dốc hết sức phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành nhiều sống, suối.

Trà Cang có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, độ cao trung bình từ 500-700m. Ngoài ra có dạng địa hình thung lũng xen kẽ nhưng diện tích không lớn và phân bố theo các khe suối nhỏ trên địa bàn xã.

- Khí hậu: chịu ảnh hưởng của 2 miền khí hậu: khí hậu của khu vực duyên hải Nam Trung bộ và khí hậu Bắc Tây Nguyên nên lượng mưa trong năm rất lớn, chủ yếu tập trung vào những tháng cuối năm; Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

          + Mùa khô : kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9.

          + Mùa mưa : kéo dài từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau.

          + Nhiệt độ trung bình khoảng 25oC ( nhiệt độ thấp nhất là 10oC và cao nhất là 36oC); độ ẩm trung bình là 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 mm.

c.Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 4.147,75 ha ; trong đó rừng phòng hộ là 1.481,9 ha, rừng sản xuất là 611,85 ha, rừng đặc dụng là 2.054 ha. Đặc biệt trên địa bàn có hơn 2.000 ha đất rừng tự nhiên thuộc Khu bảo tồn Ngọc Linh, đây là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần hình thành nên vùng đa dạng sinh học Trung Trường Sơn.

Phần lớn diện tích rừng trên địa bàn xã được khoanh nuôi, bảo vệ tương đối tốt; có nhiều chủng loại cây trồng, động vật sinh sống thành quần thể hổn giao.

2. Các thôn, nóc trên địa bàn xã.

Toàn xã có 7 thôn và 38 nóc địa hình chia cắt phức tạp, toàn xã có 885 hộ trong đó có 581 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 65,65% (Thống kê 11/2014); người đồng bào Xê đăng chiếm 99,29% còn lại là các dân tộc khác đang sinh sống và làm ăn trên địa bàn.

3. Thực trạng kinh tế - xã hội.

Sản xuất nông nghiệp:

Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp khá cao, chiếm tỷ lệ 97,7%, thiếu bền vững; Phương thức sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề an toàn lương thực tại chỗ.

- Về trồng trọt: nhân dân tập trung chủ yếu vào phát triển các loại cây lương thực ( lúa rẫy, lúa nước, ngô ); Bên cạnh đó, trồng xen canh các loại cây họ đậu ( đậu xanh, đậu đỏ ) trên đất đồi rẫy và phát triển cây chuối mốc trên đất vườn đồi, vườn rừng bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Cây trồng chủ lực vẫn là chuối mốc, quế. Bên cạnh đó còn chú trọng phát triển theo định hướng kinh tế vùng: Chú trọng tăng số lượng và chất lượng các loại cây dược liệu như Sâm nam, sâm quy, Sâm Ngọc linh ….

- Về Lâm nghiệp: các hộ đồng bào tham gia công tác quản bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất từ các Chương trình, dự án mục tiêu Quốc gia của Chính Phủ, chủ yếu là keo lai, quế, bời lời đỏ, sao đen.

Ngoài ra, các hộ còn tham gia trồng, bảo vệ và khai thác các loại lâm sản phụ như mây, tre, đót để bán cho các nhà buôn bán lẻ, tạo thu thập giải quyết đời sống hằng ngày.

- Về kinh  tế vườn - kinh tế trang trại:  phát triển kinh tế vườn là chủ yếu  Kinh tế vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng được phát triển với các loại cây chuối mốc, Keo, lồ ô, quế giải quyết việc làm và tăng thu nhập, còn kinh tế trang trại chỉ phát triển với số lượng nhỏ; Tính đến nay toàn xã có 01 trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp với quy mô nhỏ, hiệu quả còn thấp.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn xã kém phát triển, chủ yếu thả rông năng suất hiệu quả thấp, chăn nuôi phân tán theo hộ gia đình là chính.  

Thực tế, tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã chưa phát triển, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã còn khá khiêm tốn.

4. Cơ sở hạ tầng
4.1 Giao thông
:

Ngoài tuyến đường liên xã Trà Tập – Trà Cang - Trà Linh đi qua địa phận thôn 7, thôn 4, thôn 3 và thôn 2 đang thi công, thực trạng giao thông trên địa bàn xã như sau:

+ Trục đường xã, liên xã dài 23km, đã được trải nhựa và bê tông hóa có tổng chiều dài là 13km đạt tỷ lệ 56,5% ; mặt đường nền đất dài 10km chiếm 43,5%.

+ Trục đường liên thôn được cứng hóa có tổng chiều dài là 3,5km đạt tỷ lệ trong 12,2% trong khi tổng chiều dài trục đường thôn là 28,64km.

+ Đường liên nóc dài 10km, trong đó đã bê tông hoá 1,5km, đạt 15%, còn lại 8,5km đường đất, tỷ lệ 85%.

4.2. Thuỷ lợi:

Hiện nay, Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất cây lúa nước trên địa bàn xã là 42ha. Như vậy, khả năng thuỷ lợi hiện tại chỉ đáp ứng nước tưới phục vụ sản xuất là: 42ha/70ha, đạt 61,28% diện tích ( Kể cả diện tích tưới tiêu của các công trình đập bổi ).

4.3. Điện:

Đã đầu tư xây dựng 04 trạm biến áp, phục vụ cung cấp điện cho trụ sở UBND, các đơn vị trường học trên địa bàn và 115 hộ nhân dân thuộc khu vực Trung tâm hành chính xã, ở thôn 4 và một số nóc của thôn 3, thôn 5. Còn lại các thôn khác hầu như chưa có điện lưới.

5. Dân số và đời sống nhân dân

Toàn xã có 885 hộ trong đó có 581 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 65,65%; người đồng bào Xê đăng chiếm 99,29% còn lại là các dân tộc khác đang sinh sống và làm ăn trên địa bàn.

Hiện nay, cơ bản đồng bào dân tộc đã ổn định định canh, định cư tập trung ở các thôn, các nóc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Địa bàn có diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn tài nguyên rừng, đất khá đa dạng nhưng chưa được sử dụng hiệu quả, dân cư phân bố trải rộng trên toàn xã. Bên cạnh đó địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên lại rộng nhưng diện tích đất canh tác lại rất ít. Điều này gây không ít khó khăn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

6. Văn hóa giáo dục:
6.1. Trường học
:

 Trường mẫu giáo Trà Cang: với tổng số học cả 3 độ tuổi là 344 em. Trụ sở đặt tại thôn 4 với 3 phòng học và 03 phòng công vụ, chưa có phòng họp Hội đồng, với 12 điểm trường trực thuộc.

          Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 14 người, giáo viên đạt chuẩn: 14/14, đạt tỷ lệ 100%.

Tiểu học:

          Trường Tiểu học Trà Cang đặt tại thôn 5 xã Trà Cang có 06 lớp; 559 học sinh;  44 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Có 12 điểm trường thôn với tổng số lớp học là 30 lớp.

PTDTBT - THCS:

Trụ sở tại thôn 5 Trà Cang, với 9 lớp học và 339 học sinh, cơ sở vật chất cho việc dạy học tương đối đảm bảo, gồm 1 khu nội trú học sinh với 12 phòng ở và 01 khu vệ sinh, chưa có bếp ăn và nhà ăn học sinh.

Tổng số phòng học là 15 phòng, chưa có phòng họp hội đồng sư phạm, chưa có phòng thư viện và phòng thiết bị đồ dùng học sinh. Khu nội trú cho giáo viên với 4 phòng ở tập thể. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 30 người.

6.2. Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc:

Do điều kiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của đài tỉnh, đài khu vực không phủ sóng được. Hiện tại có 1 trạm BTS của Viettel đặt tại thôn 3 nhưng mạng lưới thông tin liên lạc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, điện thoại có tại 3/7 thôn, các thôn còn lại sóng chập chờn.

 



TẤM LÒNG NHÂN ÁI






Liên kết website

Thăm dò ý kiến


Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?




Kết quả bình chọn

Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?

Cổng thông tin cần cải tiến
 
50%
2 Phiếu
Cổng thông tin chấp nhận được
 
0%
0 Phiếu
Cổng thông tin rất hữu ích
 
50%
2 Phiếu
Tổng cộng: 4 Phiếu
X

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ CANG - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Xã Trà Cang - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập